Top 5 cuốn sách lập trình “kinh điển” dành cho software engineer

Top 5 cuốn sách lập trình “kinh điển” dành cho software engineer

Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ ngày nay, việc truy cập vào biển kiến thức khổng lồ từ Internet trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là đối với những software engineer – những người làm trong ngành công nghệ, ‘Google’ trở thành một cuốn bách khoa toàn thư có thể giúp giải đáp những vấn đề trong nháy mắt. Tuy nhiên không vì thế mà những cuốn sách lại mất đi giá trị, với những nội dung phân tích chuyên sâu, mỗi cuốn sách là một nguồn kiến thức xuyên suốt trong một chủ đề giúp người đọc có thể nắm tường tận vấn đề một cách sâu sắc nhất.

Trong bài viết này, hãy cùng Sioux lượt qua 5 cuốn sách gối đầu giường dành cho software engineer nhé!

The Pragmatic Programmer

“The Pragmatic Programmer” là một trong những cuốn sách đáng chú ý nhất trong cộng đồng software engineer được viết bởi 2 tác giả Hunt, Andrew được xuất bản đầu tiên vào tháng 10 năm 1999. Cuốn sách bao gồm nhiều lời khuyên về cả phương diện kĩ thuật và những kiến thức tổng quát về nghề nghiệp để một software engineer phát triển toàn diện hơn.

the pragmatic programmer book

Cuốn sách nêu ra định nghĩa của một software engineer thông qua việc đào sâu nhiều chủ đề từ trách nhiệm cá nhân và phát triển nghề nghiệp đến những kĩ thuật về thiết kế phần mềm.

Sau khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc không ngừng phát triển bản thân; cách viết được những dòng code chất lượng và cách xử lí vấn đề, cách đối phó với những vấn đề về bảo mật, cách test hiệu quả v.v

Được viết như một chuỗi những lựa chọn có sẵn và gồm những giai thoại thú vị, những ví dụ ý nghĩa và những đoạn hội thoại hài hước, cuốn sách này thể hiện những ứng dụng và hạn chế từ nhiều khía cạnh của các ngôn ngữ lập trình. 

Cuốn sách này không chỉ thay đổi thói quen lập trình mà còn thay đổi tính cách của một lập trình viên. Nó được kết thúc bằng những lời khuyên thực tế tốt nhất cho cả bạn và code của bạn.

Clean Code: A Handbook of Agile Software Craftsmanship

Clean Code: A Handbook of Agile Software Craftmanship được viết bởi Robert C. Martin là một trong những cuốn sách gối đầu giường của software engineer chuyên nghiệp được xuất bản đầu tiên vào năm 2009.

sioux-software-engineer-book-the-clean-code

Như cái tên của cuốn sách, đây là cuốn hướng dẫn các bạn lập trình viên viết ra “code sạch”: code dễ đọc, dễ hiểu và dễ dàng cho sửa chữa và bảo trì. Cuốn sách này sẽ thay đổi cách nghĩ cũng như cách mà bạn viết code theo chiều hướng tốt lên.

Cuốn sách này nêu ra những nguyên tắc để viết ra những dòng code ‘sạch’ với rất nhiều ví dụ giúp bạn refactor code để dễ đọc và dễ duy trì hơn.

“Clean Code” được chia thành ba phần. Phần đầu tiên mô tả các nguyên tắc, mẫu và ứng dụng của việc viết code gọn gàng. Phần thứ hai bao gồm một số trường hợp nghiên cứu phức tạp. Mỗi trường hợp nghiên cứu là một thực tiễn về dọn code bằng cách chuyển đổi một code cơ sở có vấn đề vào một nơi an toàn và hiệu quả. Phần thứ ba là phần thêm: thu thập được một chương có chứa một danh sách các chẩn đoán và lỗi tạo ra trong quá trình nghiên cứu trường hợp.

Dù tác giả rất tập trung vào ngôn ngữ Java và tất cả các ví dụ trong sách là về lập trình java, nội dung trong sách có thể được áp dụng cho bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào.

The Clean Coder: A Code of Conduct for Professional Programmers

Tác giả của cuốn sách này là Robert C. Martin – chính là tác giả của cuốn Clean Code đã đề cập ở trên.

Cuốn sách được xuất bản đầu tiên vào năm 2011

sioux-software-engineer-book-the-clean-code

The Clean Coder Mặc dù có cái tên khá giống với cuốn sách ở trên nhưng nội dung cuốn này là hoàn toàn trái ngược so với cuốn ở trên.

Cuốn Clean Code tập trung vào mặt kĩ thuật hướng dẫn các lập trình viên làm sao để có thể viết được code sạch thì The Clean Coder lại tập trung vào khía cạnh thái độ với công việc cũng như cách làm việc nhóm và quản lí thời gian của các lập trình viên.

Trong cuốn sách này, Martin giới thiệu môn học, kỹ thuật, công cụ và ứng dụng của một lập trình viên phần mềm thực thụ. Cuốn sách này được viết với các lời khuyên thiết thực về tất cả mọi thứ từ các ước tính và mã hóa đến viết lại và thử nghiệm. Vượt hơn cả những kiến thức về kĩ thuật, Martin còn đề cập đến thái độ và cách nhìn của một người làm lập trình. Martin cho thấy làm thế nào để tiếp cận phát triển phần mềm với niềm vinh dự, sự tôn trọng và niềm tự hào; những kinh nghiệm làm việc tốt và làm hiệu quả trong nghề; giao tiếp với đồng đội và ước tính một cách trung thực; đối mặt với khó khăn với một phong thái trung thực và dứt khoát v.v

Cuốn sách cũng khám phá các chủ đề ít được thảo luận như:

• Lập trình viên chuyên nghiệp có nghĩa là gì? 

• Làm thế nào để biến mình thành một lập trình viên phần mềm lành nghề? 

• Làm thế nào để quản lý các kỹ năng của bạn? 

• Làm thế nào để đối phó với xung đột, lịch trình dày đặc, và nhà quản lý vô lý? 

• Làm thế nào để xử lý các áp lực liên tục và tránh stress? 

Làm thế nào để quản lý thời gian, và tránh các bẫy khi lập trình? 

• Khi nào thì nói “Không” và làm thế nào để nói nó? 

• Khi để nói “Có” và “Có” có nghĩa là gì? 

Tác giả đưa ra những nhận định từ góc nhìn cá nhân, bạn có thể không luôn luôn đồng ý với một số phần ông đưa ra nhưng đó sẽ là những chất xúc tác để bạn suy nghĩ sâu hơn về công việc và nghề nghiệp, đừng quên đọc cuốn sách với một tư duy phản biện nhé!

Code Complete: A Practical Handbook of Software Construction

Đây là cuốn sách vết bởi Steve McConnell và xuất bản vào năm 1993 mà mọi lập trình viên đều nên đọc qua. Cuốn sách đề cập đến những phân tích về việc xây dựng một phần mềm với văn phong rất cuốn hút. Cuốn sách bao quát những chủ đề về design, coding, debugging và testing.

sioux-software-engineer-book-the-code-complete-2

Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao bạn đã gặp vấn đề trong quá khứ và sẽ chỉ cho bạn cách tránh các vấn đề trong tương lai. Các thực hành lập trình được tác giả mô tả sẽ giúp bạn kiểm soát các dự án lớn và giúp bạn duy trì và sửa đổi phần mềm thành công theo yêu cầu của các dự án.

Cuốn sách có vô số hướng dẫn từ tổng quan như: xây dựng kiến trúc, liên hệ giữa các component,.. cho tới các chi tiết như tổ chức function, cách đặt tên biến.

Nhìn chung, cuốn sách này sẽ phù hợp nhất cho những lập trình viên từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm, nhưng những bạn mới vào nghề cũng sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích.

The Mythical Man-month: Essays on Software Engineering

Mythical Man-Month: Essays on Software Engineering là một cuốn sách về công nghệ phần mềm và quản lý dự án của Fred Brooks, có chủ đề chính là “thêm nhân lực vào một dự án phần mềm chỉ làm nó mất thời gian”.

sioux-software-engineer-book-the-mythical-man-month

Cuốn sách kinh điển này được xuất bản lần đầu năm 1975, trong đó bao gồm những quan sát của Brooks dựa trên kinh nghiệm của ông tại IBM khi quản lý sự phát triển của OS/360. Cuốn sách này từng được gọi là “The Bible of Software Engineering”, vì “tất cả mọi người đã trích dẫn nó, một số người đọc nó, và một vài người đi theo nó.” Đây có thể nói là cuốn sách kinh điển và được ví như “kinh thánh “ trong giới lập trình viên đặc biệt về các yếu tố con người trong công nghệ phần mềm.

Sách giúp bạn có cái nhìn tổng qua về những vấn đề thường gặp trong ngành IT, nó vô cùng hữu ích cho những developer muốn hoặc sắp lên làm Leader hay Project Manager.

Cuốn sách có những bài tiểu luận tuyệt vời nhưng có điểm trừ duy nhất là công nghệ tham khảo trong cuốn sách đã cũ. Mặc dù như thế giá trị của cuốn sách này cũng không hề thay đổi

Bạn đang “gối đầu giường” cuốn sách nào? Cùng chia sẻ với Sioux nhé!

Sioux High Tech Software Ltd.

#We together bring high-tech to life

Address: 10th Floor, Petrolimex Building, 122 2/9 Street, Danang, Vietnam

Email: jobs@sioux.asia

Phone: +84 236 3 888 756

Leave a Reply

Your email address will not be published.